Học Marketing rồi làm việc ở đâu?

"Học Marketing rồi làm việc ở đâu?". Nếu câu trả lời của bạn là "không biết" - có lẽ sẽ giống trường hợp bạn tìm thấy chiếc thuyền và bắt đầu bơi ra biển mà không biết sẽ bơi đến đâu và điều gì đang chờ mình ở bờ bên kia!

Chuyến đi Đà Lạt của tôi

저는 달랏에 갔어요.

Học Tiếng Hàn qua bài hát

안녕 - Hello Goodbye (You who came from the stars OST) – Hyorin (SISTAR)

Tut Illustrator thú vị nhất

Học đồ họa vector - Adobe Illustrator qua tut

Master Your English Skills

Rèn luyện 4 kỹ năng Tiếng Anh. Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi TOEIC.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

[Marketing] Chiến lược marketing thời suy thoái


kinh te suy thoai
Kinh tế suy thoái
Suy thoái kinh tế rất khó khăn
  • Nhu cầu sụt giảm
  • Năng suất giảm ở các bộ phận cốt lõi
  • Sức ép cạnh tranh tăng cao
  • Thiếu động lực phát triển
  • Căng thẳng về tài chính
Tâm lí chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là rất bi quan, thận trọng, và suy nghĩ ngắn hạn.
Marketing là bộ phận duy nhất có thể giảm nhẹ tình trạng này trong các doanh nghiệp.
Khách hàng cũng có những mối lo riêng về tài chính
  • Trở nên thận trọng trong chi tiêu
  • Thường nhắm đến các lựa chọn giá rẻ
  • Đòi hỏi giá trị tương ứng với số tiền bỏ ra
  • Mua hàng với số lượng hạn chế
  • Thường tránh các ràng buộc khi mua hàng/sử dụng dịch vụ
than trong
Khách hàng thận trọng hơn trong chi tiêu
Tuy nhiên, suy thoái cũng mang lại cơ hội lớn cho những doanh nghiệp vững vàng
  • Đó là cơ hội để:
  1. Nâng cấp đội ngũ
  2. Nâng cấp quan hệ với khách hàng
  3. Dành thị phần mà không tốn kém
  4. Điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  5. Tái thiết năng lực cạnh tranh
  6. Điều chỉnh lại hợp đồng với khách hàng
Thời kì suy thoái mang lại cơ hội cho việc lập kế hoạch, thực thi và giám sát hơn là phản ứng tự vệ.
Quy tắc 1: Khi thị trường giảm sút, hiểu biết về khách hàng rất quan trọng
thau hieu khach hang
Thấu hiểu khách hàng
  • Hiểu biết về khách hàng không bao giờ là thừa
  • Quan niệm và hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng đang thay đổi
  • Bạn cần điều chỉnh các chiến lược kinh doanh để tiếp cận với các nhóm khách hàng lớn bằng cách:
–        Xem xét lại giá cả
–        Xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
–        Xem xét các giải pháp mở
Hiểu biết về khách hàng
  • Không cần phải trau chuốt
  • Cần nghiên cứu:
-          Từ các nguồn thông tin/tài liệu nội bộ
-          Các nguồn thông tin bên ngoài
  • Cần trực tiếp gặp gỡ với khách hàng:
-          Đặt những câu hỏi  tinh tế – Hãy là một “bác sĩ trị liệu” cho khách hàng
-          Đừng quá lo lắng về doanh thu, hãy lo lắng về sự hài lòng của khách hàng.
Quy tắc 2: Quy tắc ưu tiên: Những khách hàng nào cần giữ ?
  • Suy thoái tạo cơ hội để rèn luyện.
  • Không lĩnh vực kinh doanh nào giống nhau:  cần đầu tư một cách đúng đắn:
-          Xác định khách hàng tiềm năng (tập trung cho các khách hàng hàng đầu)
-          Nâng cấp hệ thống phân phối (tìm các đối tác đáng tin cậy)
-          Tích cực mở rộng kênh phân phối (Chúng ta có bỏ lỡ cơ hội nào không?)
-          Cần tâm lý và thấu hiểu các vấn đề của khách hàng trong việc bán hàng và dịch vụ (*)
(*) Khách hàng có những mối lo riêng. Do đó, thái độ quan tâm, dù là nhỏ nhất, đến các vấn đề của khách hàng cũng có thể giúp chúng ta.
1)       Phát hiện các cơ hội tiềm năng
2)       Xây dựng quan hệ với khách hàng
Quy tắc 3: Nâng cao quan hệ với khách hàng
  • Luôn ở vị trí hàng đầu trong lòng khách hàng (đó là điều quan trọng thứ nhì, chỉ sau đơn đặt hàng)
  • Tìm cách khai thác các lợi thế của bạn
  • Kinh doanh giá trị (sẽ dễ dàng hơn trong việc định giá sản phẩm)
–        Nhắc khách hàng về giá trị họ nhận được từ sản phẩm của bạn
  • Cần chủ động (các đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng như thế nào)
  • Luôn có gì đó mới để chào mời (*)
  • Sản phẩm của bạn có thể giúp khách hàng chiến thắng trên thị trường hay không
(*) Nghiên cứu cho thấy rằng khách hàng thường không sẵn lòng dùng thử các sản phẩm mới trong thời kì suy thoái. Tuy nhiên, đừng bị lừa. Điều này không áp dụng cho những chào hàng mới.
Các chiến lược điển hình để tiếp cận với khách hàng
  • Mục tiêu
–        Người tiêu dùng mới
–        Những cách dùng mới
–        Sử dụng nhiều hơn
  • Còn những nơi nào mới để liên hệ với khách hàng?
  • Nhớ rằng: nội dung thông điệp phải đổi mới
–        Chào mời bằng giá trị
–        Chào mời bằng tính ổn định
–        Chào mời bằng sự dễ sử dụng
–        Chào mời bằng tính minh bạch và có thể kiểm tra được
Quy tắc 4: Nhìn lại việc kinh doanh- điều chỉnh từng lợi ích
  • Đâu là những điều nhức nhối?
  • Điều gì có thể thực hiện dễ dàng?
  • Điều gì khó thực hiện?
  • Điều gì mà chúng ta chưa sẵn sàng?
  • Đâu là những chi phí không cần thiết ?
  • Cái gì có thể mang lại lợi nhuận tối đa?
* Nếu như chi phí quá lớn và khả năng đáp ứng quá nhỏ => Hãy quên dự án đó đi.
Quy tắc 5: Giữ vững nguyên tắc doanh nghiệp
  • Không hạ giá sản phẩm
  • Không giảm chất lượng sản phẩm
  • Không từ bỏ các các đối tác trung thành
  • Không làm mất đi đạo đức doanh nghiệp
  • Không làm mất đi các giá trị cốt lõi
  • Luôn nhớ: tình trạng khó khăn này chỉ là tạm thời
  • Thời kì suy thoái là một bài kiểm tra. Chỉ một số ít có thể vượt qua. Nhưng những công ty có thể vượt qua sẽ trở nên rất thành công.
bai kiem tra kho
Thời kỳ suy thoái là một bài kiểm tra
Quy tắc 6: Kiểm tra hệ thống phân phối của bạn
  • Các kênh phân phối thành viên cũng đang phải trải qua sự khó khăn giống như bạn.
–        Giảm hàng trong kho?
–        Tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa
–        Làm cho mọi thứ dễ dàng hơn?
  • Hãy cùng các đối tác xem xét lại những điều khoản có thể giúp họ hỗ trợ chúng ta (các điều khoản, chiết khấu, thưởng …)
  • ĐỪNG vội chuyển qua các kênh phân phối giá rẻ
Quy tắc 7: Tiếp thị các chiến thắng của bạn
  • Quảng bá những thành công trong nội bộ.
  • Nhuệ khí thấp – Bất an cao
  • Sự thành công mang tính lan tỏa
  • Thành công là một câu chuyện cần được kể.
  • Thành công là cách tốt nhất để vượt qua các thất bại
Quy tắc 8: Cần nhớ kiến thức luôn có giá trị
  • Tổ chức các buổi hội nghị chuyên đề
  • Tổ chức các khóa huấn luyện
  • Cấp các chứng chỉ
  • Xây dựng một cộng đồng
Quy tắc 9: Bạn không phải làm tất cả mọi thứ một mình – Hãy nhìn xung quanh
  • Có thể tìm đối tác để chia sẻ các chi phí?
  • Có thể tìm đối tác để cùng tấn công thị trường mới?
  • Có thể tìm đối tác để kết hợp?
  • Có thể tìm đối tác để tạo ra giá trị cộng hưởng?
 
doi tac
Tìm kiếm đối tác trong thời kỳ suy thoái

Quy tắc 10: Bắt mạch sự suy thoái – Cần hành động sớm.
  • Nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh của các khách hàng của bạn
  • Gouillart and Sturdivant 1994  “Cần nhận ra khách hàng của bạn không chỉ là nấc kế tiếp trong chuỗi giá trị”
  • Dấu hiệu cảnh báo: Thị trường ngưng trệ, doanh số cuả các khách hàng  chính ngừng tăng trưởng.
Phản ứng đối với sự đình trệ:
  • Phản ứng của lãnh đạo doanh nghiệp:
–        Tất cả các cấp trong doanh nghiệp tập trung vào khách hàng – bạn có thể thu thập được thông tin của khách hàng, nhưng phải động não để thấu hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng
–        Cần nắm bắt các dấu hiệu để biết chiến lược tương lai của công ty khách hàng của bạn:
  • Nhân sự?
  • Đầu tư?
  • Các báo cáo phân tích…
–        Tự đặt câu hỏi, họ sẽ làm gì nếu họ không hợp tác với chúng ta nữa?
–        Dù vậy, những thấu hiểu sâu sắc nhu cầu khách hàng cũng không quan trọng bằng những kế hoạch hành động cụ thể.
Một số quy tắc cắt giảm:
cat giam chi phi
Cắt giảm chi phí như thế nào mới hiệu quả?
  • Cắt đúng chi phí: Nếu bạn phải cắt giảm chi phí, đảm bảo rằng bạn cắt giảm đúng chi phí cần cắt!!
–        PIMS (Profit Impact of Marketing Strategy sample 1000 ) - Những doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, hành chính và giảm thiểu công suất dự phòng sẽ hoạt động tốt nhất. Những doanh nghiệp giảm chất lượng sản phẩm hoặc cắt ngân sách bán hàng thường nằm trong nhóm 25% tệ nhất
  • Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ giảm thu nhập của bạn: Cắt giảm ngân sách quảng cáo thì đơn giản và nhanh! Nhưng hãy coi chừng tác dụng ngược ! Nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo trong suy thoái sẽ có doanh thu và lợi nhuận giảm 20-30% trong 2 năm sau đó.
  • Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ gây thiệt hại lâu dài: Nghiên cứu chỉ ra rằng quảng cáo có tác động lâu dài đến doanh thu – có thể đến 5 năm sau khi chiến dịch quảng cáo.
  • Ai cắt giảm sẽ là người hồi phục sau cùng: (Phân tích của PIMS đối với 2,500 doanh nghiệp) chỉ ra rằng doanh nghiệp nào cắt quảng cáo sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng (từ 3 đến 5 quý).
  • Cắt giảm chi phí quảng cáo sẽ đẩy thương hiệu và công ty của bạn vào rủi ro: Cắt giảm chi phí quảng cáo không chỉ gây giảm sút doanh thu và thị phần. Không có sự hỗ trợ từ quảng cáo, phân phối sẽ khó duy trì và áp lực giảm giá trở nên khó chống lại.
  • Tình huống tệ nhất – chúng ta cắt giảm – Đối thủ mở rộng: Kịch bản tệ nhất là khi một nhà tiếp thị giảm ngân sách quảng cáo trong khi đối thủ cạnh tranh lại mở rộng.
  • Cần nhớ: “Không có khách hàng, không có kinh doanh” - Peter Drucker
Đừng quên:
  • Hiểu họ - nền tảng của một chiến lược thắng là thấu hiểu khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh
  • Tiếp cận họ - Đừng tốn thời gian thuyết phục lẫn nhau!
  • Chăm sóc họ - Chiến lược tốt nhất cũng sẽ thất bại nếu không có sự thực thi!
TÁC GIẢ: Mr Phan Hải
Công Ty BQ
Phó Chủ Tịch Hội DN Trẻ TP Đà Nẵng

[Marketing] Các chiến lược tiếp thị thời suy thoái kinh tế

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt lưng buột bụng, trong khi các doanh nghiệp bước vào những chiến lược khuyến khích nhu cầu và vượt qua khuynh hướng tiết kiệm nơi người tiêu dùng (Cundiff 1975). 


Mâu thuẩn này giữa chiến lược của người tiêu dùng (thắt lưng buột bụng) và doanh nghiệp (kích cầu) đưa đến một khám phá thú vị về tác động của cơn khủng hoảng đến nền kinh tế.
suy thoai kinh te
Kinh tế suy thoái
Điều chỉnh hành vi tiêu dùng
Các nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng thay đổi kiểu mua sắm (buying patterns) khi có khó khăn và căng thẳng về kinh tế (Ang, Leong, & Kotler 2000; Shama 1978). Tác động về mặt tài chính có vẻ nghiêm trọng hơn cả, vì người tiêu dùng tranh cãi nhiều hơn về những vấn đề về tài chính, và trở nên bất an về công việc làm của họ. Người tiêu dùng cảm thấy rằng lạm phát cao hơn mức tăng lương. Họ phải đi tìm công việc phụ để vượt qua vật giá ngày càng cao. Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng người tiêu dùng mua sắm ít đi, tìm mua những sản phẩm rẻ hơn, dành nhiều thời gian hơn để so sánh các hàng hóa, mua nhiều hơn qua cửa hàng bán sỉ, và tự túc nhiều hơn (Shama 1981). Họ cũng ít đi đến những chỗ vui chơi, có khuynh hướng tự tổ chức lấy các hoạt động, và chú trọng hơn vào sự tiện lợi về giá cả hơn là tiện lợi về thời gian (Anon 1975).
Tinh thần dân tộc cũng được biểu lộ trong thời khủng hoảng. Người Thái được khuyến khích “dùng hàng Thái”. Chính phủ Malaysia một cách chủ động khuyến khích người dân chuyển từ mua hàng ngoại nhập sang dùng hàng sản xuất trong nước. Tương tự, ở Hàn Quốc, các hiệu thuốc lá Malboro và Virginia Slims nhường chỗ cho những thương hiệu nội (Business Asia 1998).
Những bàn luận trên có thể tổng hợp như sau (theo Ang, Leong, và Kotler 2000):
• Phản ứng chung:
- Giảm tiêu dùng và hoang phí
- Quyết định cẩn thận hơn trong mua sắm
- Dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin
• Điều chỉnh loại sản phẩm tiêu dùng:
- Mua sắm hàng thiết yếu hơn là hàng xa xỉ
- Chuyển dịch sang những thương hiệu rẻ hơn
- Chọn thương hiệu nội hơn là thương hiệu ngoại
- Mua sản phẩm trong những đóng gói nhỏ hơn.
• Điều chỉnh cách chọn giá cả:
- Hướng đến chi phí chu kỳ sống của sản phẩm (product life cycle costs) – Sản phẩm có bền và có đáng đồng tiền
- Hướng đến giá rẻ hơn
• Điều chỉnh cách tiếp cận các chiến lược chiêu thị:
- Bớt lôi cuốn vào quà tặng khuyến mãi
- Thích những quảng cáo mang lại nhiều thông tin hơn là quảng cáo dựa vào hình ảnh
• Điều chỉnh về việc đi mua sắm:
- Đi xem nhiều hơn là đi mua
- Thích những cửa hàng có chiết khấu và gần nhà
- Bớt bị lôi cuốn mua hàng cuối hành lang (end-of-aisle impulse purchase)
Điều chỉnh về chiến lược tiếp thị
Lịch sử (Rosberg 1979) và những bằng chứng thực nghiệm (Shama 1978) cho thấy rằng các doanh nghiệp xén bớt chi phí trong thời khủng hoảng để bảo vệ vạch cuối (bottom line). Các doanh nghiệp có thể chào bán những sản phẩm rẻ hơn và mang tính chức năng hơn (more functional products) (Schafter & Roper 1985). Roxas và Huszagh (1996) nhận thấy rằng các doanh nghiệp ở Philippines đã điều chỉnh chiến lược sản phẩm của họ để cắt giảm chi phí và duy trì lợi nhuận trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Giảm giá và nới lỏng tín dụng để kích cầu. Mở rộng các điểm phân phối để cho người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng. Về quảng cáo, Ostheimer (1980) phát hiện rằng chi phí quảng cáo có khuynh hướng đồng hành với chu kỳ kinh doanh (business cycles), với việc giảm chi phí quảng cáo trong thời kỳ suy thoái.
Nghiên cứu của hãng tư vấn Andersen Consulting cho thấy rằng, để đáp ứng lại cơn khủng hoảng tài chính châu Á, hầu hết các doanh nghiệp trở nên hướng nội và đáp ứng bằng cách cắt giảm chi phí, trì hoãn đầu tư, điều chỉnh sản phẩm, và chú trọng xuất khẩu (Song 1998). Mandell (1998) quan sát thấy rằng trong cơn khủng hoảng kinh tế châu Á, các nhà sản xuất ở Mỹ đẩy mạnh chiêu thị thông qua chiết khấu, tuyển thêm nhân viên bán hàng, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng cường dịch vụ khách hàng, và chú trọng giao hàng nhanh. Một số công ty như Fila Korea hướng về nguồn thay thế trong nước để cắt giảm chi phí (Business Asia 1998).
Những chiến lược tiếp thị trong thời kỳ suy thoái có thể đúc kết như sau (theo Ang, Leong, và Kotler 2000):
• Chiến lược hỗn hợp thị trường:
- Rút khỏi các thị trường yếu
- Tập trung ở những thị trường mà thương hiệu đang mạnh
- Mua lại những đối thủ yếu
- Hướng đến những thị trường trẻ, ngoài châu Á
- Xem xét thị trường bán lại (resale market) cho các sản phẩm bền
• Chiến lược sản phẩm
- Điều chỉnh những sản phẩm yếu
- Tránh giới thiệu sản phẩm mới nhằm để lấp chỗ trống
- Trình làng những thương hiệu chiến binh hay dòng thứ hai (fighter or second-line brands)
- Chú trọng vào những sản phẩm bền và đơn giản
- Nâng cao giá trị sản phẩm qua bảo hành
• Chiến lược giá cả
- Cải thiện chất lượng song vẫn giữ giá
- Giảm giá song vẫn duy trì chất lượng
- Tránh giảm song hành chất lượng và giá
- Xem xét chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm
• Chiến lược chiêu thị:
- Duy trì ngân sách quảng cáo
- Tăng sử dụng phương tiện truyền thông in ấn
- Sử dụng chuyên gia, những hình ảnh xưa nay được tôn trọng
- Tránh dùng những người nổi tiếng
- Dùng giọng khuyến cáo
- Tận dụng lực lượng quan hệ công chúng
- Chiết khấu, không sử dụng cách rút thăm trúng thưởng
- Đưa ra những chương trình khách hàng trung thành
- Huấn luyện lực lượng bán hàng cách trả lời những câu hỏi của khách hàng và giải quyết những phản đối từ phía khách hàng
• Chiến lược phân phối:
- Chú trọng đến địa điểm phân phối
- Đưa sản phẩm đến những trung tâm bán sỉ và có chiết khấu
- Cắt giảm người buôn bán biên tế (marginal dealers)
- Xét đến những kênh phân phối khác
Những yếu tố chi phối
Có nhiều yếu tố trong môi trường kinh doanh có thể chi phối tác động của cơn khủng hoảng và chi phối những điều chỉnh từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp đến cơn khủng hoảng kinh tế. Những yếu tố này được mô tả sau đây.
Bản chất của cơn khủng hoảng:
Lạm phát đình trệ (Stagflation) – nền kinh tế đình trệ cùng với lạm phát – đã diễn ra ở Mỹ trong cơn khủng hoảng dầu mỏ vào 1973, và ở Nam Tư, Philippines, và Đông Âu lần lượt vào những năm 1990, giữa thập niên 1980, và 1989. Philippines có những vấn đề về tài chính tiền tệ, trong khi đó Đông Âu trải qua lạm phát đình trệ khi Đông Âu mở cửa nền kinh tế. Trái lại, cơn khủng hoảng kinh tế châu Á phát sinh phần lớn do những khoản nợ vay chồng chất để đầu tư vào những tài sản không sản xuất ra của cải.
Những đặc thù quốc gia:
Tác động của cơn khủng hoảng cũng tùy thuộc vào đặc thù mỗi nước. Mức độ lệ thuộc thương mại (level of trade dependencies) có thể ảnh hưởng đến tác động của cơn khủng hoảng và đáp ứng của người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với cơn khủng hoảng. Các quốc gia có mức lệ thuộc thương mại cao, như Singapore, có thể có những doanh nghiệp dễ bị tác động bởi những biến cố trong khu vực. Bốn thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore là ở châu Á. Vì thế, khi tiền tệ trong khu vực bị mất giá so với với đồng dollar Singapore, xuất khẩu trở nên đắt đỏ.
Trái lại, mở cửa ra thị trường bất ổn bên ngoài thì ít phổ biến ở Mỹ. Thị trường nội địa lớn của Mỹ mang lại lợi ích của một nền “kinh tế đóng’” (‘closed economy’) đối với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy cơn khủng hoảng kinh tế châu Á sẽ nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp Singapore, tương tự lạm phát đình trệ đối với các doanh nghiệp ở Đông Âu, so với cơn khủng hoảng dầu mỏ đối với các doanh nghiệp Mỹ.
Điểm đặc thù quốc gia thứ hai là bản chất của hoạt động kinh doanh. Nước Mỹ có biết bao nhiêu công ty đa quốc gia như AT & T và Boeing tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D activities). Trái lại, những doanh nghiệp sở tại ở Singapore có khuynh hướng là qui mô nhỏ, tham gia vào hoạt động thương mại hơn là hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn như tổng chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển theo tỉ lệ GDP ở Mỹ là 2.42, còn ở Singapore là 1.37 (Anon 1998). Vì thế, tác động của cơn khủng hoảng lên hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ ít nghiêm trọng ở Singapore nơi mà hoạt động này còn hạn chế, trong khi đó Mỹ phải trải qua những điều chỉnh lớn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển trong cơn khủng hoảng dầu mỏ.
Điểm đặc thù quốc gia thứ ba thuộc về cơ cấu kinh tế-xã hội. Mạng lưới an toàn trong cơ cấu kinh tế xã hội như phúc lợi xã hội có thể làm giảm bớt tác động của khủng hoảng lên những vấn đề như thất nghiệp và tiết kiệm. Phúc lợi xã hội phổ biến ở Mỹ song không phổ biến ở nhiều nền kinh tế châu Á kể cả Singapore và Philippines. Cơn bão suy thoái kinh tế châu Á đã chứng kiến cảnh đình đốn sản xuất và giảm giá trị tài sản. Ở cao trào cơn khủng hoảng, tỉ lệ thất nghiệp ở Singapore lên đến gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp trước thời khủng hoảng (Reuters English News Service 1999).
Kết luận
Bài viết cho thấy rằng điều chỉnh lớn nhất trong cơn khủng hoảng là liên quan đến giá cả. Người tiêu dùng ít hoang phí hơn, mua sắm ít hơn, mua những sản phẩm bền, và thường trả giá. Họ mua sắm nhiều hơn ở những cửa hàng giá rẻ. Nhận xét này phù hợp với quan sát của Cravens’ (1974) rằng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến việc mua sắm của họ.

Theo TS. Lưu Trọng Tuấn - Viện Marketing & Quản trị Việt Nam

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

[Music] 안녕 - Hello Goodbye


Chúng ta cùng tập dịch Tiếng Hàn qua bài hát này nhé, bài này cũng dễ hiểu lắm :p
안녕 - Hello Goodbye (You who came from the stars OST) – Hyorin (SISTAR)
안녕= Hello/ Goodbye, thật là đau đớn đúng không nào :v

HANGUL LYRICS
우연히 내게 다가와
감싸 안아주고
서로 멍하니 바라보다
건낸 말안녕

꿈속에서만 스쳐갔던
지금넌 내 앞에

사랑이 왔는데
그댄 떠난대
기다렸는데
더 볼 수가 없대
늘 바보처럼
흐르는 눈물이 말해
안녕 이젠 Good bye

Hello Hello Hello
Hello Hello

다시 만날 땐 내가 먼저
괜찮아 안녕

꿈에서라도 마주칠까
두 눈을 감아요

사랑이 왔는데
그댄 떠난대
기다렸는데
더 볼 수가 없대
늘 바보처럼
흐르는 눈물이 말해
안녕 이젠 Good bye

시간이 서둘러
널 내게로 데려와주길
단 한번만 말해주길
믿어지지 않는 이야기를

어디 있는지
내맘 아는지
보고 싶은데
(다신 볼 수 없는 곳에)
밤 하늘에 소리쳐 안녕

사랑이 왔는데
그댄 떠난대
기다렸는데
더 볼 수가 없대
늘 바보처럼
흐르는 눈물이 말해
안녕 이젠 Good bye

Hello HelloHello
Hello Hello
ENGLISH TRANSLATION
You came to me by coincidence
and embraced me
And as we blankly stared at each other,
you said goodbye

You only passed through in my dreams
But now you’re in front of me

Love has come
But you say you’re leaving
I waited for you
But you say I can’t see you anymore
Always like a fool
The flowing tears tell me
Goodbye now, goodbye

Hello Hello Hello
Hello Hello

When we meet again, I’ll be the first to say
I’m alright, hello

Will I see you at least in my dreams?
I close my eyes

Love has come
But you say you’re leaving
I waited for you
But you say I can’t see you anymore
Always like a fool
The flowing tears tell me
Goodbye now, goodbye

I hope time hurries up
And brings you to me
I hope you will tell me just once
Things that are unbelievable

Where are you?
Do you know my heart?
I miss you
(In a place I can’t ever see you again)
I shout to the night sky, hello

Love has come
But you say you’re leaving
I waited for you
But you say I can’t see you anymore
Always like a fool
The flowing tears tell me
Goodbye now, goodbye

Hello Hello Hello
Hello Hello

sistar
Hyorin (SISTAR)